Việc chăm sóc và huấn luyện một gà chiến thực thụ đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các bậc sư kê. Bài viết này Sv388 sẽ gửi tới các bạn chi tiết nhất về kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt cực kỳ hiệu quả.
Về thức ăn của gà đá cựa sắt
Để kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt đạt hiệu quả nhất thì các sư kê cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
Lúa
Lúa là thức ăn chính cho gà, trước khi cho gà ăn nên ngâm lúa trước 30 phút, rồi phơi ráo để đảm bảo lúa sạch sẽ. Lúa cho gà ăn phải là lúa tốt, tròn và chắc hạt. Không nên cho gà ăn lúa mọc mầm, ngâm qua đêm sẽ gây ra tình trạng không tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
Rau xanh
Trong rau xanh như xà lách, giá đỗ, rau muống… chứa nhiều vitamin cung cấp khoáng chất, nguyên tố vi lượng giúp điều hòa thân nhiệt cho gà.
Mồi
Để gà đá cựa sắt khỏe mạnh, nhiều năng lượng thì việc bổ sung thêm mồi là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Mồi cho gà đá cựa sắt có nhiều loại khác nhau với những công dụng khác nhau trong đó phải kể đến:
Sâu – kích thích sự hưng phấn cho gà, đẩy nhanh quá trình thay lông, giúp lông óng mượt.
Lươn – bổ sung máu
Thịt bò – giúp tăng cơ
Tôm, tép – giúp chắc xương
Dế – giúp giữ nhiệt trong những ngày giá rét.
Mồi giúp gà đá cựa sắt có nhiều năng lượng hơn
Chế độ thức ăn cho trong các giai đoạn quan trọng
Để nuôi gà cựa sắt đạt kết quả tốt nhất, chúng ta phải đặc biệt quan đến hai giai đoạn vỗ béo và giảm mỡ cho gà.
Giai đoạn vỗ béo
Đây là giai đoạn gà cần được bổ sung nhiều dưỡng chất, năng lượng. Vì vậy, chúng ta nên tăng cường các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ với số lượng phù hợp. Cụ thể như sau:
Đối với lúa, các bạn cho gà ăn 2 lần mỗi ngày và mỗi lần cho ăn đến khi no.\
Đối với rau, cho ăn 1 ngày 1 lần với số lượng vừa đủ.
Đối với mồi, cho ăn 1 ngày 1 lần với số lượng nhiều. Ví dụ: sâu 30 con, dế 15 con, thịt bò 60 gam…
Ngoài ra, chúng ta nên bổ sung cho gà thêm các loại vitamin, dưỡng chất với số lượng 100mg/ngày.
Giai đoạn này gà cần nạp thêm nhiều năng lượng nên các sư kê nên nhốt gà một chỗ, tránh để chạy lung tung làm tiêu hao năng lượng không cần thiết.
Giai đoạn giảm mỡ
Trái với giai đoạn vỗ béo, giai đoạn này nên cho gà vận động nhiều để tiêu hao bớt năng lượng, giảm mở. Đồng thời giảm dần chế độ dinh dưỡng. Cụ thể như sau:
Cho gà quần bội 2 lần/1 ngày, mỗi lần 10 phút.
Thả lang 3 lần/ngày, mỗi lần 20 phút.
Đối với lúa: 2 lần/1 ngày, mỗi lần 70 hạt.
Đối với rau: cho ăn 2 lần/1 ngày và cho ăn đến khi no.
Đối với mồi: 1 tuần 1 lần, với số lượng 1/3 giai đoạn vỗ béo.
Vẫn tiếp tục bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất với số lượng vừa phải.
Vỗ béo và giảm mỡ cho gà đá cựa sắt
Thiết kế chuồng gà đá cựa sắt phù hợp
Có rất nhiều cách để xây chuồng gà khác nhau. Nhưng để nuôi gà đá cựa sắt tốt nhất bạn nên xây bằng gạch ống và xi măng.
Chuồng nuôi gà đá cựa sắt cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc khử trùng ít nhất 2 tháng/1 lần. Thiết kế chuồng cần đảm bảo thoáng mát và ban ngày và tránh gió vào ban đêm.
Quy trình chăm sóc gà đá cựa sắt
Để gà đá có sức khỏe tốt và bền bỉ, các sư kê nên xây dựng cho chúng một thói quen ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, khoa học. Cụ thể:
Mỗi ngày cho gà phơi sương một lần vào sáng sớm và tắm nắng một lần vào buổi chiều trước 5h, mỗi lần kéo dài từ 15 đến 20 phút giúp tăng hệ miễn dịch, tránh mắc bệnh.
Các bữa ăn của gà đá cựa sắt cũng nên thực hiện theo giờ giấc như buổi sáng khoảng 8 -9h, buổi chiều tầm 5-6h. Đây là thời gian gà đói và có thể hấp thu thức ăn tốt nhất.
Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt hiệu quả cao
Ngoài ra, không nên cho gà uống nước tùy hứng, sẽ ảnh hướng đến phong độ thi đấu của gà đá.
Kết luận:
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt đạt hiệu quả nhất giúp các chiến kê có thể lực sung mãn nhất khi lên trận đấu. Nắm vững các kỹ thuật này, chắc chắn bạn sẽ sở hữu một chiến kê mạnh nhất, chiến đấu sung mãn nhất.